CÁC CHỈ TIÊU LÝ HỌC TRONG NƯỚC THẢI

  1. Chất rắn tổng cộng (TS)

Chất rắn tổng cộng bao gồm chất rắn lơ lửng (SS) và chất rắn hòa tan (TDS) và được tính bằng mg/l. Có thể xem đây là chỉ tiêu vật lý quan trọng nhất liên quan đến phân tích mẫu nước và đánh giá hiệu quả xử lý cơ học nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp. Thông thường chất rắn được xác định là những chất còn lại sau khi để nước bốc hơi và tiếp tục sấy khô ở nhiệt độ 103 – 105oC.

   2. Chất rắn lơ lửng (SS)

Cặn không tan hay chất rắn lơ lửng, là thành phần còn lại trên mặt giấy lọc sau khi sấy khô ở 103 – 105 oC. Đây không chỉ là thành phần cặn có tỷ khối tương đương với tỷ khối nước mà có thể gồm các loại dầu mỡ, vật chất nhẹ hơn nước. Cặn lơ lửng ngoài việc vị cuốn trôi theo dòng chảy, còn do các dòng nước thải sinh hoạt hoặc công nghiệp xả vào, một tỷ lệ cặn đáng kể ở dạng chất mùn có nguồn gốc từ phản ứng thủy phân sinh học trong quá trình tự làm sạch sinh sản ra. Trước hết, một nguồn nước thường được đánh giá trên mặt mỹ quan do đó hàm lượng chất rắn không tan là một yếu tố quan trọng đầu tiên được xét đến. Cùng ý nghĩa trên, một công trình xử lý nước thải có hiệu quả xử lý đầu ra cao luôn đi đôi với sự giảm thiểu đến mức thấp nhất hàm lượng chất rắn không tan.

chi-tieu-ly-hoc-trong-nuoc-thai

   3. Chất rắn hòa tan (TDS)

Khi các chỉ số về chất hữu cơ có trị số đo không đáng kể, kết quả của chất rắn hòa tan có thể được dùng làm giá trị tham khảo cho tổng hàm lượng chất khoáng hòa tan. Một số chất khoáng như sắt, mangan, cacbonat, các muối sunfat, clorua,… thường gây các hiệu ứng phiền phức cho sinh hoạt cũng như trong sản xuất hoặc trực tiếp tác động đến sức khỏe người tiêu thụ khi dùng nước để ăn uống. Do đó giới hạn hàm lượng chất rắn hòa tan đã ấn định trong tiêu chuẩn không vượt quá 500mg/l đối với nước dùng sinh hoạt.

   4. Chất rắn ổn định (FS) và chất rắn bay hơi (VS)

Chất rắn ổn định là những chất còn lại và chất rắn bay hơi (hay chất rắn không ổn định) là những chất đã mất đi sau khi đốt cặn thu được từ thí nghiệm đo lượng chất rắn tổng cộng ở một nhiệt độ nhất định trong một thời gian thích hợp. Điều dễ bị ngộ nhận là thí nghiệm này thường được sử dụng để xác định lượng chất hữu cơ chứa trong mẫu.

   5. Độ màu của nước

      Đơn vị đo độ màu là Pt-Co

Độ màu là một chỉ tiêu đặt trưng của nước, là kết quả tự nhiên sau quá trình phân hủy những chất hữu cơ trong dòng nước. Hầu hết vật chất có nguồn gốc thực vật như: lá cây, gỗ mục, sellulô, vỏ quả,…đều một cấu trúc chính như lignin. Sản phẩm sau cùng của tiến trình phân hủy gồm tannin, axit humic, humát,… đều là những chất tạo màu cho nguồn nước. Do đó cần phân biệt màu của một nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi chất thải công nghiệp với màu bản chất tự nhiên. Nguồn nước thải của những xí nghiệp dệt nhuộm luôn đưa vào thiên nhiên những dòng nước bẩn đa màu sắc thay đổi liên tục theo thời vụ, nước thải của ngành công nghiệp sản xuất bột giấy có khả năng gây ô nhiễm nguồn nước nếu không được xử lý hoặc xử lý không đạt yêu cầu quy định.

   6. Nhiệt độ

      Đơn vị đo nhiệt độ là oC

Nhiệt độ thay đổi theo thời gian trong ngày và độ sâu của nguồn nước, và có ảnh hưởng đến chế độ hòa tan của oxy. Các loại thực vật và tảo có sắc tố tăng trưởng và hoạt động mạnh trong môi trường nước có nhiệt độ thích hợp, tận dụng năng lượng ánh sáng tổng hợp các chất cần thiết đồng thời giải phóng oxy làm giàu lượng oxy hòa tan giúp ích cho nhiều loài thủy sinh vật khác. Tuy nhiên nhiệt độ tăng cao cũng là điều kiện thuận lợi cho quá trình biến dưỡng của vi sinh vật hoại sinh hiếu khí thiêu thụ oxy làm giảm nhanh lượng oxy hòa tan trong nước. Nhiệt độ ảnh hưởng đáng kể đến các công trình xử lý nước thải nhất là các công trình xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học và sinh học, cũng như ảnh hưởng đến quá trình tự làm sạch của nguồn nước.

   7. Khối lượng thể tích của nước thải

      Đơn vị tính là: kg/m3

Khối lượng thể tích của nước thải ᴘt là khối lượng trên một đơn vị thể tích (kg/m3). Khối lượng thể tích là một tham số vật lý rất quan trọng của nước thải, bởi vì đó là thông tin về khả năng lắng của nước thải trong bể lắng hoặc các công trình xử lý khác. Khối lượng thể tích của nước thải sinh hoạt nếu không chứa một lượng nước thải công nghiệp đáng kể thì có thể coi như đối với nước cấp với cùng nhiệt độ. Đôi khi trọng lượng đặc trưng của nước thải St  được xác định bằng công thức: S = ᴘt / ᴘo .

Trong đó: ᴘo là khối lượng thể tích của nước, được dùng để thay thế cho khối lượng thể tích. Hai tham số khối lượng thể tích và trọng lượng đặc trưng của nước thải đều phụ thuộc nhiệt độ và sẽ thay đổi theo nồng độ tổng chất rắn trong nước thải. Một số trị số trung bình của các loại bùn cặn của nước thải từ bể lắng đợt một hay hỗn hợp bùn cặn từ bể lắng đợt một và bể lắng đợt hai sau aerotank hay lọc sinh học thường bằng 1,03 – 1,05 kg/l với nồng độ bùn cặn khoảng 3 – 6,5%.

Liên hệ Công Ty TNHH Công Nghệ Môi Trường Dovitech để được hỗ trợ.

5/5 (1 Review)
Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *