XỬ LÝ SINH HỌC LÀ GÌ?

1. Xử lý sinh học là gì?

Quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là quá trình nhằm phân huỷ các chất hữu cơ ở dạng hoà tan, dạng keo và dạng phân tán nhỏ trong nước thải nhờ vào sự hoạt động của các vi sinh vật. Môi trường phân huỷ các chất hữu cơ trong nước thải có thể diễn ra trong điều kiện hiếu khí hoặc kỵ khí tương ứng với hai tên gọi thông dụng: quá trình xử lý sinh học hiếu khí và quá trình xử lý sinh học kỵ khí (yếm khí).

Quá trình xử lý sinh học kỵ khí thường được ứng dụng để xử lý sơ bộ các loại nước thải có hàm lượng BOD5 cao (>1000mg/L), làm giải tải trọng hữu cơ và tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình xử lý hiếu khí diễn ra có hiệu quả. Xử lý sinh học kỵ khí còn được áp dụng để xử lý các loại bùn, cặn (cặn tươi từ bể lắng đợt I, bùn hoạt tính dư sau khi nén,…) trong trạm xử lý nước thải đô thị và một số ngành công nghiệp.

2. Phân loại quá trình xử lý sinh học

Quá trình xử lý sinh hiếu khí được ứng dụng có hiệu quả cao đối với nước thải có hàm lượng BOD5 thấp như nước thải sinh hoạt sau xử lý cơ học và nước thải của các ngành công nghiệp bị ô nhiễm hữu cơ ở mức độ thấp (BOD5 < 1000mg/L).Tuỳ theo cách cung cấp oxy mà quá trình xử lý sinh học hiếu khí được chia làm hai loại:

a) Xử lý sinh học hiếu khí trong điều kiện tự nhiên

Oxy được cung cấp từ không khí tự nhiên, do quang hợp của tảo và thực vật nước) với các công trình tương ứng như: cánh đồng tưới, cánh đồng lọc, hồ sinh học, đất ngập nước,…

b) Xử lý sinh học hiếu khí trong điều kiện nhân tạo

Oxy được cung cấp bởi các thiết bị sục khí cưỡng bức, thiết bị khuấy trộn cơ giới,…) với các quá trình và công trình tương ứng như sau:

  • Quá trình vi sinh vật lơ lửng (Quá trình bùn hoạt tính):
    • Bể bùn hoạt tính thổi khí (Aeroten)
    • Mương oxy hoá
    • Hồ sinh học
  • Quá trình vi sinh vật dính bám (Quá trình màng vi sinh vật):
    • Bể lọc sinh học nhỏ giọt (Biophin);
    • Bể lọc sinh học cao tải;
    • Tháp lọc sinh học;
    • Bể lọc sinh học tiếp xúc dạng đĩa quay (RBC): Công trình này còn cho phép kết hợp xử lý nitơ và photpho trong nước thải (Xử lý bậc cao).
  • Quá trình vi sinh vật kết hợp: Bể sinh học hiếu khí tiếp xúc (Có cấu tạo và nguyên tắc hoạt động tương tự như aeroten nhưng bên trong bể có trang bị thêm các vật liệu tiếp xúc để làm giá thể cho các vi sinh vật dính bám).

3. Hiệu quả xử lý sinh học

Hiệu quả xử lý của quá trình xử lý sinh học nhân tạo có thể đạt 90-95% theo NOS (BOD).

Trong kỹ thuật xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải đô thị và nước thải của một số ngành công nghiệp, xử lý sinh học (xử lý bậc hai) thường được tiến hành sau giai đoạn xử lý cơ học (xử lý bậc một).

Trong giai đoạn xử lý sinh học (xử lý bậc hai), sinh khối bùn hoạt tính tăng lên liên tục và đồng thời các lớp màng VSV già cỗi luôn được tách ra khỏi các vật liệu lọc, do đó cần phải loại bỏ chúng ra khỏi nước thải ở bể lắng đợt II.

Bùn lắng ở bể lắng đợt II  (bùn hoạt tính) một phần được đưa trở lại bể aeroten để tăng nhanh quá trình oxy hoá sinh học –  gọi là bùn hoạt tính tuần hoàn (thường chiếm 40 – 50% thể tích bùn), phần còn lại là bùn hoạt tính dư và được dẫn đến các công trình xử lý cặn/bùn.

Tuy giai đoạn xử lý sinh học nhân tạo thường đạt hiệu quả xử lý khá cao nhưng cũng không loại bỏ hết các vi trùng trong nước thải, do vậy cần thực hiện giai đoạn khử trùng trước khi xả thải vào nguồn tiếp nhận. Việc khử trùng thường được thực hiện bằng clo và các hợp chất của clo ở bể tiếp xúc với thời gian tiếp xúc là 30 phút.

Liên hệ Công Ty TNHH Công Nghệ Môi Trường Dovitech để được hỗ trợ.

5/5 (1 Review)
Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *