1. Vì sao phải xử lý photpho trong nước thải?

Photpho cũng là một nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng của tảo và các sinh vật khác. Hiện tại vấn đề kiểm soát lượng photpho thải vào nước mặt từ các nguồn nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, và dòng chảy tràn cũng đang được dành nhiều sự quan tâm do nó là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng bùng nổ tảo.

xu ly photpho trong nuoc thai

Photpho thường tồn tại trong nước thải ở dạng orthophotphat (PO43-), polyphotphat (P2O7) và photpho hữu cơ. Hai dạng tồn tại sau cùng chiếm đến 70% lượng photpho tồn tại trong nước thải.

2. Xử lý photpho bằng phương pháp sinh học

Photpho sẽ được tiêu thụ bởi hoạt động của vi khuẩn trong bể phản ứng sinh học. Khoảng 10-30% lượng photpho sẽ bị xử lý sau quá trình sinh học của hệ thống xử lý nước thải. Vi sinh vật sẽ sử dụng photpho trong quá trình tổng hợp tế bào và vận chuyển năng lượng. Do đó, cần phải tiêu thụ một lượng photpho nhiều hơn quá trình sinh trưởng thông thường để đạt hiệu quả xử lý đầu ra. Trong điều kiện hiếu khí nhất định, vi sinh vật sẽ tiêu thụ photpho nhiều hơn bình thường. Photpho cũng được giải phóng từ tế bào trong quá trình thiếu khí. Xử lý photpho bằng phương pháp sinh học được hoàn thiện bằng cách duy trì các điều hiện thích hợp trong bể phản ứng.

3. Xử lý photpho bằng phương pháp hoá học.

Quá trình bổ sung hoá chất vào nước thải sẽ tạo các muối ít hoặc không hoà tan khi kết hợp với photphat. Các muối thường sử dụng phổ biến là alum, natri aluminat, sắt sulfat.

  • Xử lý photpho bằng muối kim loại và polyme

Các muối kim loại có thể được bổ sung vào bể bùn hoạt tính hoặc ở bể lắng thứ cấp để xử lý photpho. Trong hệ thống lọc nhỏ giọt, hoá chất sẽ được bổ sung trực tiếp vào dòng nước thải hoặc sau khi đã lọc. Cách thức bổ sung đa điểm cũng được sử dụng. Photpho sẽ được tách khỏi pha lỏng thông qua các quá trình hấp phụ, keo tụ, trao đổi trong cả bùn sơ cấp, thứ cấp hoặc cả hai. Theo lý thuyết, pH hoà tan tối ưu của phèn AlPO4 là 6.3, muối FePO4 là 5.3. Tuy vậy, trong thực tế khoảng pH từ 5.5 – 7.0 sẽ cho hiệu quả xử lý tốt nhất và cũng phù hợp với các quá trình xử lý sinh học.

  • Xử lý photpho bằng vôi

Phương pháp xử lý photpho bằng vôi thường ít được sử dụng là vì phát sinh lượng bùn lớn hơn so với việc sử dụng muối kim loại, ngoài ra còn do các vấn đề liên quan đến vận hành /bảo trì trong việc vận chuyển, lưu trữ và bổ sung vôi. Yếu tố chính ảnh hưởng đến quá trình sử dụng vôi là mức độ cần xử lý và pH của nước thải. Do đó, liều lượng sử dụng cần phải được kiểm tra thường xuyên trực tiếp trên hệ thống. Vôi sống được sử dụng như chất trợ keo tụ trong bể lắng sơ cấp cũng như thứ cấp.

Vôi thường chỉ sử dụng cho các nhà máy xử lý nước thải quy mô lớn có quá trình hoàn nguyên CaCO3 trở lại vôi để tiết kiệm chi phí hoá chất. Nhà máy xử lý nước thải này bao gồm các thiết bị hoàn nguyên bằng nhiệt độ lên đến 980oC. Khí CO2 sinh ra từ quá trình này sẽ được thu hồi và tái sử dụng để điều chỉnh pH cho nước thải.

Liên hệ Công Ty TNHH Công Nghệ Môi Trường Dovitech để được hỗ trợ.

5/5 (1 Review)
Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *