XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI ĐỒNG NAI

1. Hiện trạng các Khu công nghiệp tại Đồng Nai.

Đồng Nai là tỉnh phát triển công nghiệp đầu tiên và là địa phương có nhiều lợi thế trong hoạt động thu hút các nhà đầu tư từ nước ngoài, cũng như trong nước.

Đồng Nai với một lượng lớn các Khu công nghiệp lớn trọng điểm của phía nam bao gồm:

  • KCN Lộc An – Bình Sơn, KCN Dầy Giây, KCN Giang Điền, KCN Long Khánh, KCN Ông Kèo,
  • KCN Agtex Long Bình, KCN Tân Phú, KCN Bàu Xéo, KCN Thạnh Phú, KCN Xuân Lộc,
  • KCN Nhơn Trạch II – Lộc Khang, KCN Nhơn Trạch II – Nhơn Phú, KCN Nhơn Trạch IV, KCN Long Đức,
  • KCN Định quán, KCN An Phước, KCN Lòng Thành, KCN Nhơn Trạch V, KCN Tam Phước, KCN Dệt May Nhơn Trạch,
  • KCN Biên Hòa I, KCN Sông May, KCN Nhơn Trạch I, KCN Nhơn Trạch II, KCN Nhơn Trạch III, KCN Loteco,
  • KCN Biên Hòa II, KCN Amata, KCN Gò Dầu, KCN Hố Nai, KCN Suối Tre, KCN Công nghệ Cao Long Thành. (link)

Đi đôi với vấn đề về phát triển kinh tế là việc tác động trực tiếp đến môi trường ô nhiễm nặng bởi các các chất thải công nghiệp (điển hình là nước thải) từ các khu công nghiệp lớn.

Để khắc phục vấn đề này các khu công nghiệp tại Đồng Nai đã lắp đặt các hệ thống xử lý nước thải trong các khu công nghiệp nhằm giảm nồng độ ô nhiễm trước khi thải ra sông.

2. Xử lý nước thải tại Đồng Nai

Nước thải đầu vào gồm nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp của các nhà máy trong KCN, đã qua xử lý sơ bộ trước khi đưa vào Nhà máy xử lý Nước thải tập trung.

Tính chất và nồng độ một số chỉ tiêu chính trong nước thải đầu vào và yêu cầu chất lượng nước thải sau xử lý (đầu ra) của Hệ thống xử lý nước tại Đồng Nai thải quy định tại bảng sau:

Thông số thiết kế xử lý nước thải KCN Long Thành (tham khảo)

a. Sơ đồ công nghệ xử lý Nước thải tại Đồng Nai

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải KCN Long Thành (tham khảo)

b. Thuyết minh sơ đồ công nghệ xử lý Nước thải tại Đồng Nai 

Nước thải Khu công nghiệp Đồng Nai được thu gom từ hệ thống thu gom nước thải về bể gom nước thải của nhà máy. Trước khi vào bể gom, nước thải được tách rác sơ bộ bởi song chắn rác thô (tách các loại rác thô như: giẻ, gỗ, đá…có kích thước >10 mm ra khỏi nước thải ).

Nước thải từ bể gom được bơm vào bể điều hòa. Trước khi vào bể điều hòa, nước thải được dẫn qua máy tách rác tự động ( tách các loại rác có kích thước >2.5mm). Bể điều hòa có tác dụng điều hòa lưu lượng cũng như nồng độ chất ô nhiễm trong dòng thải trước khi vào xử lý.

Nước thải từ bể điều hòa được bơm vào các bể khuấy trộn hoá chất (bể keo tụ, bể tạo bông). Tại đây, nước thải được hòa trộn với các chất keo tụ (phèn FeCl2, Al2(SO4)3…), chất trợ keo tụ (polymer), hóa chất điều chỉnh pH (H2SO4, NaOH…). Loại phèn sử dụng có thể thay đổi tùy thuộc vào tính chất nước thải.

Nước thải sau khi được trộn hóa chất keo tụ sẽ chảy tự do vào bể lắng sơ bộ. Bể lắng sơ bộ được thiết kế với hệ thống tấm nghiêng trong ngăn lắng và ñáy bể có độ dốc cao, giúp bùn trượt về đáy bể và được bơm về bể làm đặc bùn hoá lý theo định kỳ bằng bơm bùn. Nước thải sau giai đoạn xử lý hóa lý được khử phần lớn độ màu, cặn lơ lửng và COD.

Nước thải từ bể lắng sơ bộ chảy vào bể Aeroten và được bổ sung dinh dưỡng và hóa chất điều chỉnh pH (7-8) ngay trên đường ống nhằm tạo điều kiện phát triển tối ưu cho vi sinh vật. Bể Aeraten được cấp ôxy bằng hệ thống cấp khí chìm. Vi sinh vật trong bể sẽ tiêu thụ phần chất hữu cơ còn lại trong nước thải. Sau đó, hỗn hợp nước thải – bùn sẽ chảy vào bể lắng thứ cấp. Bể lắng thứ cấp có tác dụng tạo môi trường tĩnh cho bông bùn sinh học lắng xuống với đáy bể.

Bể cũng được thiết kế có độ dốc cao giúp bùn trượt về đáy bể và được bơm về bể Aeroten hoặc về bể phân huỷ bùn sinh học theo định kỳ bằng bơm Airlift (dùng khí từ máy thổi khí để bơm thay vì sử dụng bơm bùn). Đặc điểm của thiết kế này là không cần dùng thiết bị cào  bùn và không dùng máy bơm bùn sẽ giảm chi phí đầu tư ban đầu và giảm chi phí bảo trì thiết bị dẫn đến chi phí vận hành thấp.

Sau bể lắng thứ cấp nước thải được dẫn vào bể lọc cát nhằm loại bỏ cặn lơ lửng có trong nước. Sau đó nước thải được bơm vào bể lọc than hoạt tính để khử độ màu và chảy vào bể khử trùng để loại bỏ vi sinh vật gây hại và khử một phần độ màu còn lại. Bể khử trùng được thiết kế với dòng chảy hình zic zac nhằm tạo điều kiện hòa trộn thủy lực giữa nước và chất khử trùng. Chất khử trùng được sử dụng là NaOCl.

Nước sau khi khử trùng sẽ chảy vào hồ hoàn thiện tại hệ thống xử lý nước thải tại Đồng Nai. Thông qua khả năng tự làm sạch tự nhiên, nước sau xử lý sẽ giảm lượng cặn lơ lửng, hàm lượng chất hữu cơ, độ màu cũng như ổn định chất lượng nước.

Rác thô tách ra từ song chắn rác tại bể gom và từ máy tách rác tại bể điều hoà được gom vào xe chứa rác và đưa đi thải bỏ.

Bùn từ bể lắng sơ bộ và một phần bùn ở bể lắng thứ cấp được bơm về bể chứa bùn sinh học và hóa lý để làm đặc bùn trước khi đem đi ép.

Bùn sau khi làm đặc được bơm vào máy ép bùn nhờ bơm bùn trục vít. Bùn sau khi được tách nước được chứa vào xe chứa bùn và đưa đi thải bỏ (chôn lấp theo đúng quy định của công ty môi trường sinh hoạt). Nước từ máy ép bùn và bể làm đặc bùn được đưa trở lại cống thu nước thải và trở về bể gom.

Khí từ hệ thống máy thổi khí được cung cấp cho các hệ thống phân phối khí, bơm airlift nhờ hệ thống đường ống dẫn khí và các van điều khiển để cấp khí cho hoạt động của từng thiết bị.

Toàn bộ hệ thống xử lý nước thải tại Đồng Nai có thể vận hành hoàn toàn tự động và có thể điều chỉnh thông qua hệ thống điểu khiển điện tử nhờ vào các van điều khiển, các thiết bị điện tử lắp kèm với các máy móc, thiết bị.

Tham khảo Xử lý nước thải tại Biên Hòa II Đồng Nai.

Liên hệ Công Ty TNHH Công Nghệ Môi Trường Dovitech để được hỗ trợ.

5/5 (10 Reviews)
Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *