1. Công suất xử lý nước thải khu công nghiệp Vsip Bình Dương

Nhà máy xử lý nước thải khu công nghiệp Vsip Bình Dương (Việt Nam – Singapore) được thiết kế với công suất 6000 m3/ngày. Nhằm phục vục quá trình xử lý nước thải của các doanh nghiệp sản xuất trong Khu công nghiệp Vsip Bình Dương (Việt Nam – Singapore).

2. Công nghệ xử lý nước thải Khu công nghiệp Vsip Bình Dương

xu-ly-nuoc-thai-khu-cong-nghiep-vsip-Binh-Duong
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải khu công nghiệp Vsip Bình Dương (tham khảo)

3. Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải Khu công nghiệp Vsip Bình Dương

  • Nước thải từ các nhà máy trong khu công nghiệp Vsip Bình Dương (Việt Nam – Singapore) được thu gom về bể thu nước thải sau khi  qua song chắn rác nhằm tách bỏ rác thô, có kích thước lớn. Nước thải từ bể gom được bơm lên sàng rác nhỏ dạng trống quay, sau đó đưa vào bể phân phối.
  • Nước thải từ bể phân phối được đưa vào bể điều hòa nhằm điều hòa về nồng độ và lưu lượng trước khi qua các công trình xử lý sinh học tiếp theo.
  • Từ bể điều hòa, nước thải được dẫn qua bể chứa và từ đây được bơm lên tháp lọc sinh học. Tháp lọc sinh học sử dụng vật liệu đệm là những tấm plastic xếp song song làm giá thể cho vi sinh vật dính bám phát triển. Tháp lọc sinh học đóng vai trò xử lý sinh học bậc 1 do vi sinh vật dạng dính bám tồn tại đồng thời các chủng hiếu khí, tùy nghi và cả kỵ khí, có khả năng xử lý ổn định, chịu được sự thay đổi về tải lượng ô nhiễm đầu vào.
  • Nước thải sau khi qua tháp lọc sinh học có nồng độ BOD5  khoảng 120 mg/l được đưa vào bể hoàn lưu. Một phần nhỏ nước thải được tuần hoàn trở lại bể bơm lọc sinh học nhằm duy trì nồng độ vi sinh vật trong tháp lọc sinh học. Từ bể hoàn lưu nước thải được bơm vào bể Aerotank (xử lý sinh học bậc 2) để xử lý tiếp tục. Nước thải sau khi qua bể aerotank được đưa vào bể lắng 2. Nước thải ra khỏi bể lắng được thải ra ngoài theo hệ thống cống chung.
  • Bùn hoạt tính lắng ở bể lắng 2 một phần được tuần hoàn trở về bể aerotank nhằm đảm bảo nồng độ bùn hoạt tính trong bể aerotank, còn lại được đưa vào bể nén bùn. Bùn sau khi được xử lý tại bể nén bùn được ép khô bằng máy ép bùn và được đưa đi chôn lấp.

Nhn xét:

Nhà máy xử lý nước thải khu công nghiệp Vsip Bình Dương (Việt Nam – Singapore) áp dụng công nghệ sinh học kết hợp giữa lọc sinh học (xử lý bậc 1)bùn hoạt tính (xử lý bậc 2). Vi khuẩn trong màng vi sinh bám dính hoạt động hiệu quả cao hơn vi khuẩn trong môi trường thể tích. Công nghệ xử lý kết hợp tháp lọc sinh học xử lý bậc 1bể aerotank xử lý bậc 2 có ưu điểm: hiệu quả xử lý cao (loại bỏ 96% BOD) và ổn định do lọc sinh học có tính đệm, có khả năng chịu thay đổi về tải trọng ô nhiễm và có khả năng xử lý chất hữu cơ khó phân hủy sinh học. Ưu điểm này thích hợp để xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp.

Tuy nhiên, tháp sinh học có thể sinh ra mùi do quá trình yếm khí.

Liên hệ Công Ty TNHH Công Nghệ Môi Trường Dovitech để được hỗ trợ.

5/5 (2 Reviews)
Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *