1. Tính chất nước thải Khu công nghiệp Biên Hoà

Nước thải Khu công nghiệp Biên Hòa có tính chất dòng thải tương đối đơn giản, thành phần chủ yếu của nước thải trong khu công nghiệp bao gồm các chất vô cơ từ các nhà máy sản xuất thép, giầy dép, bản mạch điện tử … và các chất hữu cơ từ các nhà máy sản xuất đồ hộp, thực phẩm…

2. Công nghệ xử lý nước thải Khu công nghiệp Biên Hoà

xu-ly-nuoc-thai-khu-cong-nghiep-bien-hoa
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải khu công nghiệp Biên Hòa (tham khảo)

3. Thuyết minh công nghệ xử lý Nước thải Khu công nghiệp Biên Hoà 

  • Xử lý nước thải Khu công ngiệp Biên Hòa được thu gom về hệ thống mương dẫn được tập trung vào hố gom nước thải sau khi qua song chắn rác thô. Nước khi vào đến hố gom đã được loại bỏ phần lớn rác có đường kính tương đối lớn, nhưng trong nước thải vẫn còn các chất nổi chủ yếu là dầu mỡ từ khâu rửa máy móc nhà xưởng của các nhà máy. Lượng chất nổi này sẽ được tích lũy lại cho đến khi tạo thành lớp váng nổi tương đối dày và được công nhân vớt thủ công ra khỏi bể, đưa vào hố gom dầu mỡ.
  • Công trình xử lý tiếp theo có thể là hệ thống sinh học Unitank hoặc hệ thống xử lý hóa lý hoặc kết hợp cả hai hệ thống nếu cần thiết.
  • Ngay tại hố gom nước thải sẽ đặt một đầu kiểm tra của máy Bioscan Biomaster để kiểm tra độc tính của nước. Nước thải có nồng độ độc tính vượt mức cho phép hoặc độ pH không đạt sẽ được đưa vào bể báo động. Bể báo động có chức năng như là một bể trung gian chứa nước thải trước khi được định lượng cho vào bể keo tụ tạo bông.
  • Nước từ bể báo động được đưa qua bể đông tụ, ở đây nước thải được hoà trộn hóa chất keo tụ tạo bông và điều chỉnh pH thích hợp; tiến hành khuấy trộn nhằm phân bố đều lượng hóa chất vừa được thêm vào để tăng hiệu quả xử lý của bể lắng phía sau.
  • Nước từ bể keo tụ tạo bông được đưa vào bể lắng, tại đây nước sẽ được lắng tĩnh và các chất bẩn được tách dần qua hố gom bùn và máng thu chất nổi. Phần chất nổi thu từ bể lắng sẽ theo ống dẫn tự động chảy vào bồn thu gom chất thải rắn. Lượng bùn thu được từ bể này sẽ được xả bằng áp lực thuỷ tĩnh sang bể nén bùn. Nước thải sau khi được xử lý hoá lý sẽ quay trở lại bể điều hòa và được lưu giữ tại đây trước khi cho vào bể chính UNITANK.
  • Trong trường hợp hệ thống tự động kiểm tra cho thấy nước thải không có chứa độc tố ảnh hưởng đến xử lý sinh học thì nước thải sẽ được bơm trực tiếp từ bể gom vào bể điều hòa và từ đó được dẫn vào bể sinh học.
    Nước từ bể điều hòa được bơm vào bể sinh học với lưu lượng cố định. Chế độ hoạt động của 3 bể sinh học hoạt động theo theo một chu kỳ gồm 21 pha: 20 pha đầu vừa làm chức năng lắng bùn và sục khí, pha thứ 21 được gọi là pha rửa. Nước trong được tách ra từ bể B05 qua các máng tràn răng cưa theo ống dẫn ra hố gom nước thải sau xử lý. Bùn dư từ bể sinh học và bùn keo tụ được dẫn về bể nén bùn, sau đó cho qua máy ly tâm làm khô bùn và được vận chuyển đi chôn lấp.
  • Hệ thống có nhiều ưu điểm như: quá trình xử lý đơn giản và ổn định, không cần bể lắng I và II, không cần hệ thống tuần hoàn bùn; giảm diện tích đất xây dựng và chi phí đầu tư, quá trình xử lý ít bị ảnh hưởng bởi tải lượng ô nhiễm đầu vào.
    Nước thải đầu ra trước khi xả ra nguồn tiếp nhận được cho qua hồ hoàn thiện.

Liên hệ Công Ty TNHH Công Nghệ Môi Trường Dovitech để được hỗ trợ.

5/5 (1 Review)
Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *