Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp là gì?

Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp là một hệ thống được tạo thành bao gồm các quy trình công nghệ riêng lẻ có mối liên hệ với nhau nhằm giảm thiểu nồng độ ô nhiễm trong nước thải công nghiệp.

xu-ly-nuoc-thai-cong-nghiep

Một hệ thống xử lý nước thải hoạt động hiệu quả phụ thuộc vào các yếu tố:

  • Sự thay đổi của lưu lượng và nồng độ ô nhiễm đầu vào
  • Sự thay đổi của nồng độ ô nhiễm trong công đoạn xử lý hóa lý nhằm điều chỉnh lượng hóa chất phù hợp theo.
  • Những yêu cầu đối với nước thải sau xử lý

Một hệ thống xử lý nước thải phụ thuộc vào nhiều yếu tố đê cấu thành nhưng nồng độ, lưu lượng, đặt tính nước thải…nhưng nói chung tùy thuộc vào nhu cầu của nhà máy và quy trình xử lý mà ta chọn phù hợp với nhu cầu.

Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp hoạt động như thế nào?

Quy trình cụ thể khác nhau, nhưng quy trình xử lý nước thải công nghiệp gồm các bước sau:

  • Keo tụ, tại đây hóa chất keo tụ được thêm vào bể phản ứng nhằm keo tụ các chất ô nhiễm với kích thước nhỏ thành kích thước lớn hơn.
  • Tạo bông, các hạt keo tụ được thêm một lượng Polymer và khuấy từ từ để tạo tành hạt lơ lửng có thể nhìn thấy được;
  • Lắng cặn, được thiết kế nhằm giữ lại các cặn lơ lửng và nước sạch được tiếp tục đi tới công đoạn tiếp theo. Cặn bùn sẽ được thu gom bằng bơm đem đi xử lý;
  • Xử lý sinh học là dùng các vi sinh (hiếu khí, thiếu khí và kỵ khí) để xử lý các thành phần ô nhiễm dạng hòa tan có trong nước thải
  • Lọc cát, nhằm giữ lại các cặn, sỏi cát và cho nước đi qua;
  • Màng lọc, có thể sử dụng sau bể lắng thay cho lọc cát hoặc có thể thay thế cả quá trình lắng và lọc;
  • Trao đổi ion làm mềm nước, một quá trình trao đổi cation axit mạnh, các hạt nhựa được tích điện bằng ion natri và khi độ cứng đi qua nó lấy các phân tử canxi, magiê và sắt, giải phóng phân tử natri vào nước.
  • Khử trùng, tiêu diệt các vi khuẩn trong nước.
  • Phân phối nước, nước thải được phân phối dựa vào bơm. Tại đây, nước thải được đưa vào các bể chưa, tháp nước, bể thu gom khác nhau dựa vào quy trình xử lý.

Tùy theo yêu cầu xả thải của khu vực hoặc của nhà máy xử lý nước thải mà ta có một quy trình xử lý khác nhau. Thông thường, thì ta xử lý các chất như một số kim loại nặng hoặc hợp chất hữu cơ, giảm TDS để tái chế,…

Một số chất ô nhiễm cần loại bỏ trong nước thải công nghiệp?

Một hệ thống xử lý nước thải được cấu thành từ các công nghệ khác nhau nhằm giảm các chất ô nhiễm sau đây:

  • Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD): dùng để xác định lượng chất bị phân hủy sinh hóa trong nước thải, thường được xác định sau 5 ngày ở nhiệt độ 20oC
  • Nhu cầu oxy hóa học (COD): dùng để xác định lượng chất bị oxy hóa trong nước thải.
  • Hợp chất chứa N: số lượng và các loại hợp chất chứa N sẽ thay đổi trong từng dạng nước thải khác nhau (nước thải chưa xử lý và nước thải sau xử lý ở dòng ra). N thường đi kèm vòng tuần hoàn oxy hóa và nồng độ của nó sẽ giảm dần. Phần lớn N chưa được xử lý trong nước thải sẽ chuyển sang dạng N hữu cơ hay N-NH3.
  • pH: đây là cách để nhanh chóng phát hiện tính axit của nước thải. Giá trị pH dao động trong khoảng từ 1 – 14
  • Phospho: đây là nhân tố cần thiết cho hoạt động sinh hóa, nhưng chỉ nên hiện diện với một lượng tối thiểu, hoặc sẽ được loại bỏ sau quá trình xử lý bậc hai. Số lượng P dư thừa có thể gây rối dòng chảy và làm tăng trưởng quá mức các loại tảo
  • Các chất rắn: hầu hết các chất ô nhiễm trong nước thải có thể được xem là các chất rắn. Mục đích của việc xử lý nước thải là nhằm loại bỏ các chất rắn hoặc chuyển chúng sang dạng ổn định hơn và dễ xử lý. Các chất rắn có thể được phân loại dựa vào thành phần hóa học của chúng (hữu cơ hay vô cơ), hoặc bởi các đặc tính vật lý (có thể lắng đọng, nổi trên mặt nước, hay ở dạng keo).

Tóm lại, các chất ô nhiễm và nồng độ các chất được quy định tại các quy chuẩn, tiêu chuẩn xả thải, dựa vào đó mà hệ thống xử lý nước thải xử lý một các phù hợp với yêu cầu.

Cơ sở nào để nhận biết nước thải công nghiệp cần phải xử lý?

Xử lý nước thải không đúng cách hoặc không xử lý nước thải có thể gây hại cho môi trường và sức khỏe con người. Ngoài ra, công ty còn phải chịu phạt đối với quy định của pháp luật về yêu cầu xả thải đối với nước thải. Như vậy, cơ sở nào để bạn có thể nhận biết nước thải cần phải xử lý.

Gồm có 3 cơ sở để nhận biết:

Đặc điểm cơ sở sản xuất:

Một trong những yếu tố chính quyết định cơ sở đó có cần hệ thống xử lý nước thải hay không thì ta dựa vào đặt tính của nước thải cơ sở sản xuất đó là gì, hoặc chất ô nhiễm nào là chủ yếu.  Một số chất ô nhiễm điển hình như:

  • BOD cao, dầu và mỡ;
  • Chất rắn lơ lửng hoặc các kim loại nặng như kẽm, đồng, Crom, sắt…;
  • Hợp chất vô cơ gây ô nhiễm.

Nếu cơ sở của bạn có bất kỳ yếu tố nào trên thì có thể bạn cần phải có một hệ thống xử lý nước thải.

Các yêu cầu, quy định xả thải của khu vực hoặc của pháp luật:

Các quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn khác nhau đối với từng khu vực, ngành nghề sản xuất,…Nhưng có trường hợp phổ biến sau:

  • Nước thải xả thải trực tiếp ra môi trường: Cơ sở sản xuất phải tuân thủ các quy định của pháp luật được quy định đối với sông, suối, kênh,… nơi xả thải.
  • Nước thải xả vào hệ thống thu gom nước thải khu vực: Cơ sở sản xuất phải tuân thủ theo tiêu chuẩn xả thải mà khu vực yêu cầu như khu công nghiệp, đô thị,…
  • Nước thải được tái sử dụng: nếu nước thải được tái xử dụng cho các công đoạn sản xuất thì cần phải loại bỏ một số chất như kim loại nặng, chất rắn lơ lửng,…để tránh hỏng hóc thiết bị gây tốn kém vận hành.

Kết quả của một phương pháp xử lý khả thi và thử nghiệm thí điểm:

Nghiên cứu xác định chính xác nguồn gây ô nhiễm chính của nước thải trong quá trình sản xuất của cơ sở. Giúp giảm thiểu ô nhiễm, tiết kiệm trong quá trình vận hành giúp cơ sở sản xuất xem xét có nên lắp đặt hệ thống xử lý nước thải hay không.

Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp giá bao nhiêu tiền?

Bởi vì hệ thống xử lý nước thải là một giải pháp cần sự nghiên cứu và độ phức tạp cao cho từng loại nước thải. Vì vậy, giá thành của hệ thống xử lý nước thải phụ thuộc vào nhu cầu cần thiết của cơ sở sản xuất.

Nhìn chung, có hai yếu tố chính dẫn đến chi phí của hệ thống xử lý nước thải:

  • Chất lượng nước thải yêu cầu đầu ra của nhà máy (mức độ chất gây ô nhiễm)và giới hạn xả thải mà pháp luật hoặc khu vực quy định?
  • Lượng nước bạn cần xử lý mỗi ngày là bao nhiêu và tốc độ ra sao?

Nếu cơ sở sản xuất trả lời được những câu hỏi này sẽ giúp thu hẹp nhu cầu của mình lại và sẽ có ngân sách đầu tư phù hợp cho hệ thống xử lý nước thải.

Chất lượng nước thải đầu ra và thiết bị cần thiết để xử lý?

Một trong những yếu tố lớn nhất sẽ quyết định chi phí của hệ thống xử lý nước thải của bạn là thiết bị sử dụng trong hệ thống.

Dưới đây là một số câu hỏi quan trọng cần giải quyết:

  • Nhà máy của bạn có chế biến các loại thực phẩm khiến bạn có nước thải chứa nhiều BOD, dầu và mỡ không?
  • Quy trình của bạn có bao gồm việc sản xuất các kim loại làm ô nhiễm nước thải với các chất rắn lơ lửng và các kim loại như kẽm, sắt, chì và niken không?
  • Bạn có thấy mức độ ô nhiễm vô cơ cao hoặc cần loại bỏ BOD hoặc COD (nhu cầu oxy hóa học)?

Tất cả những yếu tố này sẽ xác định loại hệ thống xử lý nước thải mà bạn cần.

Tham khảo: Xử lý nước thải.

Liên hệ Công Ty TNHH Công Nghệ Môi Trường Dovitech để được hỗ trợ.

5/5 (1 Review)
Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *