XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN HẠT ĐIỀU

xu-ly-nuoc-thai-che-bien-hat-dieu

Nước thải chế biến hạt điều

Nước thải sản xuất chủ yếu để ngâm ẩm hạt điều, lượng nước này một phần thấm vào trong vỏ hạt điều, các tải lượng ô nhiễm các chỉ tiêu như COD, BOD, SS không cao, riêng chỉ tiêu Phenol cao nên trước thải vào hệ thống xử lý chung sẽ được xử lý bằng than hoạt tính, sau đó được thải vào bể điều hòa cùng với nước thải sinh hoạt để xử lý sinh học.

Thông số đầu vào của nước thải chế biến hạt điều:

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chế biến hạt điều

xu-ly-nuoc-thai-che-bien-hat-dieu
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chế biến hạt điều (tham khảo)

Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải chế biến hạt điều

Nước thải ngâm hạt điều được đưa qua song chăn rác, tại đây có bố trí lưới chắn rác để tách các rác thô tránh làm tắc nghẽn bơm, đường ống và ảnh hưởng đến các quá trình xử lý phía sau.

Sau đó nước thải được đưa bể lọc than hoạt tính để loại bỏ một phần Phenol và được cho vào bể điều hòa, đồng thời nước thải sinh hoạt từ bể tự hoại cũng đưa vào bể điều hòa.

Bể điều hòa điều tiết lưu lượng, nhằm tạo sự ổn định và theo đó làm tăng hiệu quả xử lý của bể sinh học. Bể điều hòa được kết hợp sục khí nhằm bổ sung sơ bộ lượng ôxy hòa tan, tránh sự lên men yếm khí gây mùi hôi thối.

Từ bể điều hoà, nước thải được đưa sang bể lắng 1 để loại bỏ một phần bùn và cặn lơ lửng trước khi đưa vào bể sinh học hiếu khí sục khí. Không khí được cấp vào bằng máy thổi khí và hệ thống đĩa phân phối khí bố trí ở đáy bể. Tại đây, các chủng vi sinh vật hô hấp hiếu khí  sử dụng các chất hữu cơ và vô cơ có khả năng phân hủy sinh học để tổng hợp sinh khối.

Hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước giảm mạnh do việc hình thành tế bào vi sinh và các chất vô cơ không độc hại. Quá trình oxy hóa cho phép giảm hàm lượng N, P trong nước thải rất tốt, do vậy nước thải khi thải ra nguồn tiếp nhận sẽ không gây ô nhiễm thứ cấp hay gây hiện tượng phú dưỡng.

Sau khi oxy hóa tại bể sinh học hiếu khí, nồng độ các chất giảm đến giới hạn cho phép, hỗn hợp bùn hoạt tính và nước được tách khỏi nhau tại bể lắng 2. Bùn hoạt tính có khả năng lắng rất tốt mà không cần sử dụng các tác nhân trợ lắng hoặc đòi hỏi chế độ thủy động khắt khe do có các nha bào có khả năng liên kết bùn cặn thành các hạt keo có kích thước và trọng lượng tối ưu cho quá trình lắng.

Phần nước trong sau bể lắng thứ cấp cho qua bể lọc cát để loại bỏ một phần cặn lơ lửng và cho vào bể khử trùng tiếp xúc với Chlorine, nhằm loại bỏ các chủng vi sinh gây dịch bệnh làm ô nhiễm vi sinh cho nguồn tiếp nhận. Nước thải sau khi xử lý đạt cấp độ B theo TCVN sẽ thải vào hệ thống cống thoát nước đô thị.

Phần bùn lắng thu được sau quá trình lắng thứ cấp phần lớn được tuần hoàn trở lại bể sục khí nhằm duy trì mật độ vi sinh trong bể sinh học. Phần bùn dư được xử lý bằng cách hộp đồng với đơn vị thu gom chất thải nguy hại rút bùn đáy 2 lần/năm.

Làm sao để Dovitech có thể hỗ trợ bạn?

Dovitech có nhiều năm kinh nghiệm trong việc thiết kế và xây dựng các hệ thống xử lý nước thải cho nhiều ngành nghề khác nhau, vì vậy bạn hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn có thắc mắc.

Liên hệ với chúng tôi tại đây để nhận được sự tư vấn tận tình hoặc yêu cầu báo giá. Dovitech chân thành cám ơn bạn!

5/5 (1 Review)
Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *