XỬ LÝ CROM TRONG NƯỚC THẢI XI MẠ

   1. Crom ảnh hưởng đến sức khỏe của con người như thế nào?

Các hợp chất Crom như: Crom axit (CrO3), Crom sunfat (Cr2(SO4)3), K2Cr2O7, Bicromatkali, Bicromatnatri. Crom axit và các muối của crom gây nên ăn mòn da và các màng cơ. Các thương tổn gây ra thường ở những bộ phận tiếp xúc với hơi và hóa chất như niêm mạc mũi tay và cánh tay. Tính chất tổn thương thường là sâu, các mụn nhọt loét sâu và khó lành. Những giọt nhỏ như đầu que diêm và bút chì thường thấy ở xung quanh móng tay, khớp tay, mu bàn tay và cánh tay những mụn nhỏ này có vẻ sạch và phát triển chậm, chúng thường gây cảm giác đau mặc dù là các nhọt sâu. Chúng rất lâu lành và để lại sẹo. Trong niêm mạc mũi các nhọt nhỏ thường kèm theo mủ và cứng. Nếu tiếp xúc lâu bệnh có thể thủng niêm mạc mũi, muối cromat còn gây ung thư phổi.

   2. Phương pháp xử lý Crom trong nước thải xi mạ

Dung dịch nước thải có chưa axit cromic có tính độc mạnh. Cromat là chất độc đối mới môi trường, trong xử lý nước thải xi mạ thường có chứa axit cromic hàm lượng cao hơn mức tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Để loại trừ ion Cromic (Cr6+) phải khử chúng thành Crom hóa trị 3 (Cr3+), và sau đó loại trừ chúng bằng phương pháp kết tủa hydroxit hoặc trao đổi ion. Để oxi hóa ion Cromat người ta thường dùng các chất khử như FeSO4, Na2SO3, NaHSO3, SO2 tiện nhất là FeSO4. Dung dịch được mất tính độc khi nồng độ axit cromic không vượt quá 0,1mg/l.

   a) Xử lý Crom bằng bisunfil natri NaHSO3:

Theo phương trình phản ứng sau:

4CrO3 + 6NaHSO3 + 3H2SO4 = 2Cr2(SO4)3 + 3Na2SO4 + 6H2O.

Dung dịch NaHSO3 pha chế trong các bể lót cao su, chì hoặc bằng plastic. Lượng NaHSO3 cần thiết để khử 100 lít nước có chứa CrO3 được tính như sau: Lấy 100ml nước rửa có chứa CrO3, thêm 10ml dung dịch axit H2SO4 (đã pha loãng 1:1).

Đem dung dịch trên chuẩn độ dung dịch 10% NaHSO3 đến khi màu dung dịch đổi sang màu xanh nhạt. Nếu lượng dung dịch NaHSO3 đã chuẩn độ là Xml thì 100l dung dịch nước rửa cần dùng một lượng NaHSO3 là:

Dung dịch NaHSO3 cần chuẩn bị trước ngay khi dùng để tránh sự oxy hóa của oxi (O2) trong không khí.

Trong khi tiến hành trung hòa, cần khuấy nước rửa liên tục và mạnh bằng không khí nén hoặc máy khuấy.

   b) Xử lý Crom bằng dung dịch sunfat sắt FeSO4

Sự khử Cro3 bằng FeSO4 theo phản ứng:

2CrO3 + 6FeSO4 + 6H2SO4 = 3Fe2(SO4)3 + 6H2O + Cr2(SO4)3

Sự khử được tiến hành ở môi trường pH = 4 – 10. Quá trình khử làm dung dịch CrO3 có màu nâu đỏ biến thành màu xanh nhạt. Cứ 1kg CrO3 dùng 4kg FeSO4.

   3. Thử nghiệm thực tế khử Crom trong nước thải xi mạ

 

  • Bước 1: Ta tiến hành đưa nước thải về môi trường pH = 2 – 4;
  • Bước 2: Cho từ từ 1 lượng NaHSO3 vào để chuyển Cr6+ về Cr3+ (màu vàng chuyển dần về xanh nhạt);
  • Bước 3: Khi Crom đã chuyển về Cr3+ ta tiến hành nâng pH về ngưỡng trung tính để tiến hành quá trình keo tụ, tạo bông;
  • Bước 4: Cho 1 lượng PAC và Polymer vừa đủ vào để thực hiện quá trình keo tụ, tạo bông;
  • Bước 5: Để lắng, nhằm tách phần nước đã xử lý và bùn cặn. Ta thu hồi lượng nước sau xử lý.

Liên hệ Công Ty TNHH Công Nghệ Môi Trường Dovitech để được hỗ trợ.

5/5 (1 Review)
Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *