3 CÁCH XỬ LÝ BÙN TRONG NƯỚC THẢI

1. Vị trí phát sinh bùn trong nước thải

Trong các quá trình xử lý nước thải nói chung thường tạo ra một lượng đáng kể bùn hay cặn lắng:

  • Cặn tươi ở bể lắng đợt I;
  • Màng sinh vật/Bùn hoạt tính dư ở bể lắng đợt II;
  • Rác đã nghiền nhỏ ở song chắn rác;
  • Cặn lắng ở bể tiếp xúc;
  • Cặn lắng từ quá trình keo tụ – khử màu,…

Cặn bùn nói chung có mùi hôi thối khó chịu, nguy hiểm về mặt vệ sinh môi trường: ruồi, muỗi, gặm nhấm, côn trùng. Xử lý bùn cặn nhằm mục đích ổn định cặn hữu cơ tránh tạo ra các mùi hôi khó chịu và giảm độ ẩm của cặn để thuận lợi cho việc vận chuyển và sử dụng/ thải bỏ bùn cặn.

2. Phương pháp xử lý bùn trong nước thải

a) Xử lý ổn định cặn tươi

Phần lớn là các chất cặn bã hữu cơ thường áp dụng phương pháp phân huỷ sinh học kỵ khí (lên men cặn) trong các công trình tương ứng:

  • Bể tự hoại;
  • Bể lắng hai vỏ;
  • Bể mêtan;
  • UASB (bể bùn kỵ khí dòng chảy ngược);
  • Hồ sinh vật kỵ khí;
  • Túi ủ khí sinh học.

b) Giảm độ ẩm của cặn/bùn đã được xử lý ổn định.

Có thể áp dụng các phương pháp sau đây:

+ Phương pháp cơ học:

  • Bể nén bùn trọng lực;
  • Bể tuyển nổi bùn;
  • Thiết bị ly tâm bùn;
  • Thiết bị lọc ép bùn (dạng băng dải, dạng tấm);
  • Thiết bị lọc chân không.

+ Phương pháp nhiệt:

  • Sân phơi bùn;
  • Thiết bị sấy khô bùn;
  • Thiêu đốt bùn.

Liên hệ Công Ty TNHH Công Nghệ Môi Trường Dovitech để được hỗ trợ.

5/5 (1 Review)
Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *