VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP KHI VẬN HÀNH CÔNG NGHỆ AAO
(KỴ KHÍ – THIẾU KHÍ – HIẾU KHÍ)
HIỆN TƯỢNG | NGUYÊN NHÂN | BIỆN PHÁP XỬ LÝ |
I. Sinh học |
||
1. Bùn có màu nâu sẫm hoặc màu đen. |
Thời gian lưu chất rắn trong bể quá dài. |
Kiểm tra hỗn hợp lỏng và chất rắn lơ lửng và tăng xả thải bùn. |
Mức oxy hòa tan thấp. |
Kiểm tra nồng độ oxy hòa tan và nếu thấy thấp thì tăng cường sục khí. |
|
Kiểm tra, hiệu chuẩn đồng hồ đo DO hòa tan. |
||
2. Tích tụ váng bọt màu nâu trên bề mặt bể phản ứng. |
Bọt váng có chứa vi sinh vật dạng sợi phát triển trong quá trình xử lý. |
Thay đổi các hình thức xục khí sao cho có thể liên tục tách bọt ra khỏi bể sục khí. |
Giảm nồng độ bùn trong hỗn hợp bùn lắng bằng cách tăng xả thải trong một thời gian cho đến khí được cải thiện. |
||
Tăng tỷ lệ tuần hoàn từ bể lắng. |
||
Mức oxy hòa tan trong bể sục khí thấp do tải lượng COD lớn có trong dòng tuần hoàn từ bể phản ứng, bể nén bùn,… |
Tăng mức oxy hòa tan. |
|
3. Giảm hiệu quả Nitrat hóa/khử Nitrat hóa |
Tuổi bùn giảm đáng kể xuống dưới 3 – 4 ngày. |
Kiểm tra khối lượng bùn trong hỗn hợp bùn lắng của trạm nhằm đảm bảo rằng không có hiện tượng xả thải nào xảy ra |
Một lượng lớn thành phần độc tố có trong dòng vào, (đôi khi có thể qua sát thấy do sự thay đổi màu của dòng thải thô, chưa qua xử lý). |
Lấy mẫu dòng thải vào và phân tích phần độc tố, chẳng hạn như crom. |
|
Lượng oxy trong bể xục khí thấp, làm cho quá trình nitrat hóa không thực hiện được. |
Kiểm tra xem nếu oxy trong bể xục khí < 2mg/l thì phải tăng thời gian hoặc lưu lượng xục khí. |
|
Kiểm tra, hiệu chuẩn máy đo oxy hòa tan. |
||
4. Hiệu suất loại bỏ photpho giảm |
Nồng độ oxy hòa tan trong dòng hồi lưu tới vùng kỵ khí là quá cao |
Giảm sục khí sao cho nồng độ oxy hòa tan trong dòng hồi lưu < 2mg/l. |
Nồng độ nitrat trong dòng hồi lưu tới vùng kỵ khí là quá cao hoặc tăng lên. Nguyên nhân có thể do quá trình tăng lên của tổng nito kendal trong dòng vào. |
Kiểm tra lại nồng độ nitrat trong dòng hồi lưu từ bể lắng và điều chỉnh dòng tuần hòa từ bể hiếu khí để giảm nồng độ sẽ được đưa đến vùng kỵ khí. |
|
Khối lượng chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học nhờ vào hoạt động của vi sinh vật (RBCOD)… trong dòng vào tới bể kỵ khí bị giảm. |
Phân tích hàm lượng RBCOD trong dòng vào đồng thời kiểm tra các số liệu đã thu thập được trước đó xem có hiện tượng giảm xuống hay không Bổ sung hóa chất (muối) nếu nồng độ photpho liên tục tăng. |
|
II. Phần cơ khí |
||
1. Chất rắn lắng bên trong bể |
Cường độ khuấy trộn không đủ |
Tăng điện cho các bể phản ứng. |
2. Máy sục khí dừng chạy liên tục |
Động cơ bị quá tải do để ngập nước quá |
Kiểm tra độ sâu ngập nước của các tốc độ dòng chảy khác nhau. |
Động cơ bị quá nhiệt |
Kiểm tra lại động cơ. |
|
Máy sục khí kẹt do giẻ, vải quấn vào |
Kiểm tra xem có vướng nghẽn ở đâu thì khắc phục. |
|
3. Thiết bị khuấy trộn dừng chạy liên tục |
Động cơ bị quá nhiệt |
Kiểm tra động cơ |
Giẻ quấn vướng vào gây kẹt. |
Kiểm tra xem có vướng nghẽn ở đâu thì khắc phục. |
Liên hệ Công Ty TNHH Công Nghệ Môi Trường Dovitech để được hỗ trợ.