4 NGUỒN Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ DO HƠI KHÍ ĐỘC

1. Nguồn tự nhiên

Theo một trong các cách phân loại nguồn ô nhiễm ở trên chúng ta có thể nói có hai loại nguồn gây ô nhiễm môi trường, đó là nguồn tự nhiênnguồn nhân tạo.

Là do các hiện tượng thiên nhiên như núi lửa, động đất sinh ra các loại khí cùng nham thạch từ lòng đất. Các quá trình thối rữa của các loài động vật, thực vật cũng có thể gây ô nhiễm môi trường như tạo ra các mùi hôi, một số các chất khí, chúng có thể tác dụng với các chất khí trong thiên nhiên hình thành khí sulfat, nitrat, các loại muối axit cacbonic…

2. Nguồn nhân tạo

Nguồn ô nhiễm này rất đa dạng, phức tạp và có thể chia ra nhiều loại nguồn khác nhau, đó là ô nhiễm do giao thông vận tải, ô nhiễm do các quá trình đốt nhiên liệu, khí thải từ các quá trình sản xuất công nghiệp…

a) Ô nhiễm không khí do hoạt động sản xuất trong công nghiệp

Sản xuất công nghiệp sinh ra các chất ô nhiễm rất đa dạng với khối lượng lớn. Ngoài các chất ô nhiễm do các quá trình đốt nhiên liệu như kể trên được thải qua ống khói, mỗi ngành công nghiệp còn sinh ra các chất ô nhiễm đặc trưng, không thể có nguyên tắc xác định chung. Dưới đây có thể tóm tắt các chất ô nhiễm chỉ thị cho một số ngành công nghiệp chính như sau:

  • Công nghiệp gang thép: Bụi quặng, oxyt sắt, là các tạp chất rất nhỏ do thổi không khí qua kim loại nóng chảy, các hợp chất flo tạo thành từ chất gây cháy CaF2, khí thải chứa bụi, các khí thải từ quá trình đốt lò nung;
  • Công nghiệp chế biến dầu mỏ: hydromagie, các hợp chất chứa lưu huỳnh có mùi hôi (mercaptan), SOx, H2SO4, H2S, NO và NO2;
  • Các nhà máy phân bón supper photphat: chủ yếu là HF, SiF4, H2SiF6 từ nguyên liệu, H2SO4, H3PO4, photphat;
  • Các nhà máy tơ nhân tạo: chủ yếu là các chất có mùi hôi như các hợp chất chứa lưu huỳnh CS2, H2S;
  • Các nhà máy ximăng: chủ yếu là bụi;
  • Lò gạch: chủ yếu là các hợp chất flo từ đất sét;
  • Các nhà máy hoá chất khác: HCl, Cl2, NOx, NH3, hydromagie thơm, thuốc trừ sâu…;
  • Các nhà máy sản xuất tole tráng kẽm, xi mạ các loại: chủ yếu là HCl, các hơi khí độc của các dung dịch mạ…;
  • Các nhà máy sản xuất giấy: chủ yếu là bụi và các chất tẩy trắng như Cl2, SO2

Khống chế ô nhiễm không khí trong các nhà máy công nghiệp phòng tránh các bệnh nghề nghiệp và nhiễm độc cho công nhân là một vấn đề rất quan trọng và cần thiết. Nồng độ các chất nhiễm công nghiệp thường cao hơn nồng độ của chúng ngoài không khí rất nhiều. Việc nghiên cứu lấy mẫu, phân tích độc hại, cơ chế gây bệnh nghề nghiệp, thiết lập ngưỡng gây bệnh, đánh giá mối liên quan giữa nồng độ chất ô nhiễm và tỷ lệ bệnh tật trong các cơ sở sản xuất, đề xuất các biện pháp xử lý, khống chế chúng cần phải lưu ý đến từng loại hình công nghiệp riêng biệt.

b) Ô nhiễm không khí do các quá trình đốt

Quá trình đốt do các hoạt động của con người, trước hết phải kể đến các quá trình đốt nhiên liệu trong các quá trình công nghệ phục vụ cho các nồi hơi, máy phát điện, các quá trình sấy các loại nông sản, rau quả, gỗ…; sau đó có thể kể đến quá trình đốt phá rừng, làm rẫy, các quá trình nấu ăn… Tuy nhiên các quá trình này thường gây ít ảnh hưởng hơn quá trình đốt nhiên liệu phục vụ cho công nghiệp. Nhiên liệu ở đây có thể là các loại xăng, dầu (DO, FO, mazut…), các loại than đá, củi, trấu, mùn cưa… Tuỳ theo lượng nhiên liệu, thành phần, tính chất nhiên liệu và thiết bị đốt, khi đốt sẽ sinh ra các hơi khí độc có thành phần, tính chất và nồng độ khác nhau. Nhìn chung với các loại nhiên liệu trên thành phần của khí thải thường chứa các loại như: Bụi, SOx, NOx, CO, aldehyde, hydromagie,… Ngoài các yếu tố trên còn phải kể đến tình trạng thiết bị, trình độ vận hành của công nhân cũng ảnh hưởng rất lớn đến thành phần, nồng độ và tính chất của khí thải.

Căn cứ vào thành phần nhiên liệu, khối lượng nhiên liệu tiêu thụ, tình trạng thiết bị… chúng ta có thể xác định được thành phần, tính chất và khối lượng chất ô nhiễm sinh ra trong khói thải khi đốt chúng. Có nhiều các xác định thành phần và khối lượng chất ô nhiễm sinh ra trong quá trình đốt nhiên liệu.

c) Ô nhiễm không khí do giao thông vận tải

Các hoạt động giao thông vận tải của các loại xe cộ, tàu hoả, máy bay, tàu thuỷ…cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến ô nhiễm môi trường.

Thông thường các loại phương tiện này cũng sử dụng các loại nhiên liệu như xăng, đặc biệt là dầu FO, DO, mazut. Một số phương tiện hiện tại còn sử dụng than đá. Thành phần và tính chất của các chất gây ô nhiễm trong khói thải của các phương tiện cũng giống như trong các quá trình đốt các loại nhiên liệu tương tự như trên. Ngoài ra tiếng ồn cũng là vấn đề làm đau đầu các nhà làm công tác quản lý và giám sát môi trường.

Liên hệ Công Ty TNHH Công Nghệ Môi Trường Dovitech để được hỗ trợ.

5/5 (1 Review)
Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *