1. Tính chất nước thải KCN Mỹ Phước Bình Dương

Nước thải KCN Mỹ Phước Bình Dương bao gồm các chất vô cơ từ các nhà máy sản xuất thép, giầy dép, bản mạch điện tử… và các chất hữu cơ từ các nhà máy sản xuất đồ hộp, thực phẩm…

Tính chất dòng thải này tương đối đơn giản, thành phần chủ yếu của nước thải trong khu công nghiệp bao gồm: COD, TSS, BOD5, Tổng photpho, Tổng Nitơ, độ màu,…. Do đó công nghệ xử lý nước thải KCN Mỹ Phước Bình Dương được lựa chọn là phương pháp phân huỷ sinh học kỵ khí và hiếu khí.

2. Sơ đồ công nghệ Xử lý nước thải KCN Mỹ Phước Bình Dương

nuoc-thai-kcn-my-phuoc-binh-duong
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải KCN Mỹ Phước (tham khảo)

3. Thuyết minh công nghệ Xử lý nước thải KCN Mỹ Phước Bình Dương

a. Xử lý cơ học

Nước thải từ đường cống chung trước tiên được loại rác bằng song chắn rác và thiết bị lọc rác tinh rồi chuyển tới bể thu gom.

b. Xử lý sinh học

Từ bể thu gom, nước thải KCN Mỹ Phước Bình Dương sẽ được bơm qua bể lọc kỵ khí (dạng AF), trước khi qua bể lọc kỵ khí được bổ sung chất dinh dưỡng N, P. Bể lọc kỵ khí có chức năng phân huỷ các chất hữu cơ độc hại, khó phân huỷ, đặc biệt là các chất màu có trong nước thải từ nhà máy dệt nhuộm.

Trong bể được lắp đặt nhiều loại vật liệu đệm để làm giá thể cho nhiều loại vi sinh vật khác nhau. Các vật liệu đệm trên ngoài tính năng làm giá thể cho vi sinh vật còn có tính năng hấp phụ các chất ô nhiễm, đặc biệt là các chất màu rồi từ từ giải phóng ra cho vi sinh vật bám bên ngoài phân huỷ tiếp.

Nước thải sau khi qua lọc kỵ khí (AF) được bơm qua bể sinh học hiếu khí (dạng FBR). Tại đây các vi sinh vật hiếu khí bám trên lớp vật liệu sẽ được tiếp tục phân huỷ các chất hữu cơ còn lại có trong nước thải. Oxy được cung cấp bởi máy thổi khí thông qua hệ thống phân phối khí dạng màng, hệ thống này sẽ cho phép tạo ra các khí có kích thước nhỏ, từ đó làm tăng hệ số khuếch tán oxy vào trong nước.

Hệ thống này sẽ cho phép giảm năng lượng tiêu thụ từ 2 – 3 lần so với hệ thống phân phối khí thông thường.

Nước sau bể hiếu khí sẽ chảy qua ngăn lắng để tách bùn. Bùn từ ngăn lắng một phần sẽ được hồi lưu, phần dư sẽ được bơm về bể nén bùn. Nước thải sau khi tách bùn sinh học sẽ được chuyển qua công đoạn xử lý hoá lý để nhằm loại bỏ phần chất ô nhiễm không thể phân huỷ sinh học có trong nước thải.

c. Xử lý hóa lý

Nếu nước thải sau quá trình xử lý sinh học sẽ được bể báo động để đưa qua bể đông tụ, ở đây nước thải được hoà trộn hóa chất keo tụ tạo bông và điều chỉnh pH thích hợp; tiến hành khuấy trộn nhằm phân bố đều lượng hóa chất vừa được thêm vào để tăng hiệu quả xử lý của bể lắng phía sau.

Nước từ bể keo tụ tạo bông được đưa vào bể lắng, tại đây nước sẽ được lắng tĩnh và các chất bẩn được tách dần qua hố gom bùn và máng thu chất nổi. Phần chất nổi thu từ bể lắng sẽ theo ống dẫn tự động chảy vào bồn thu gom chất thải rắn. Lượng bùn thu được từ bể này sẽ được xả bằng áp lực thuỷ tĩnh sang bể nén bùn.  Nước thải sau khi được xử lý hoá lý sẽ quay trở lại bể khử trùng.

d. Xử lý hóa học

Nước thải sau khi qua bể lắng ly tâm sẽ được chảy qua bể khử trùng. Nước thải sau khử trùng sẽ được tiêu chuẩn nguồn tiếp nhận và được thải ra sông Thị Tính đi qua KCN Mỹ Phước Bình Dương.

Liên hệ Công Ty TNHH Công Nghệ Môi Trường Dovitech để được hỗ trợ.

5/5 (4 Reviews)
Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *