NGUỒN CUNG CẤP NƯỚC CẤP

   1. Nguồn cung cấp nước cấp là Nước ngầm

Nước ngầm tạo thành bởi nước mưa trên mặt đất, thấm qua các lớp đất, được lọc sạch và giữ lại trong các lớp đất chứa nước, giữa các lớp cản nước. Lớp đất giữ nước thường là cát, sỏi, cuội hoặc lẫn trộn các thứ trên với các cỡ hạt và thành phần khác nhau. Lớp đất cản nước thường là đất sét, đất thịt, vv… Ngoài ra nước ngầm còn do nước thấm từ dưới đáy, thành sông hoặc hồ tạo ra. Sơ đồ tạo thành nguồn nước ngầm giới thiệu ở hình:

Tùy theo vị trí và độ sâu của giếng đào hoặc giếng khoan mà ta thu được các loại nước ngầm sau đây:

  • Nước ngầm không áp (vị trí A khi đào đến lớp đất chứa nước I ở hình): Thường ra nước ngầm mạch nông, ở độ sâu 3 – 10m. Loại này thường bị nhiễm bẩn nhiều, trữ lượng ít và chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi thời tiết.
  • Nước ngầm có áp: Thường là nước ngầm mạch sâu trên 20m chất lượng nước tốt hơn, trữ lượng nước tương đối phong phú. Trên hình khi ta khoan giếng vào lớp đất chứa nước II, III sẽ thu được nước ngầm có áp, riêng tại giếng B sẽ có giếng phun.

Đôi khi nước ngầm còn gọi là nước mạch từ các sường núi hoặc thung lũng chảy lộ thiên ra ngoài mặt đất đó là do các kẽ nứt thông với các lớp đất chứa nước gây ra.

Nước ngầm có ưu điểm là rất trong sạch (hàm lượng cặn nhỏ, ít vi trùng,…), xử lý đơn giản nên có giá thành rẻ có thể xây dựng phân tán trên đường kính ống nhỏ và đảm bảo an toàn cấp nước. Nhược điểm của nó là thăm dò lâu, khó khăn, đôi khi chứa nhiều sắt và bị nhiễm mặn nhất là các vùng ven biển, khi đó việc xử lý tương đối khó khăn và phức tạp.

Tuy nhiên với những ưu điểm cơ bản trên, nước ngầm thường ưu tiên chọn làm nguồn nước để cấp cho sinh hoạt ăn uống.

Ở nước ta nguồn nước ngầm tương đối phong phú và đã được sử dụng rộng rãi để cấp nước cho nhiều địa phương. Chất lượng nước ngầm của ta khá tốt, nhiều nơi chỉ cần khử trùng (Thái Nguyên, Vĩnh Yên,…) hoặc chỉ cần khử sắt, khử trùng là sử dụng được (Hà Nội, Sơn Tây, Quảng Ninh, Tuyên Quang…).

 2. Nguồn cung cấp nước cấp là Nước mặt

Nước mặt chủ yếu do nước mưa cung cấp, ngoài ra có thể là do tuyết tan trên các triển núi cao ở thượng nguồn chảy xuống. Nước mặt có thể chia ra các loại sau đây:

  • Nước sông: là loại nước mặt chủ yếu để cung cấp nước. Nước sông có lưu lượng lớn, dễ khai thác, độ cứng và hàm lượng sắt nhỏ. Tuy nhiên nó thường có hàm lượng cặn cao, độ nhiễm bẩn về vi trùng lớn nên giá thành thường xử lý đắt. Nước sông có sự thay đổi lớn theo mùa về độ đục, lưu lượng, mức nước và nhiệt độ.
  • Nước suối: mùa khô rất trong, lưu lượng nhỏ, mùa lũ lưu lượng lớn, nước đục có nhiều cát sỏi, mức nước lên xuống đột biến.
  • Nước hồ, đầm: tương đối trong, trừ ở ven hồ đục hơn do bị ảnh hưởng của sóng. Nước đầm, hồ thường có độ màu cao do ảnh hưởng của rong rêu và các thủy sinh vật, nó thường bị nhiễm bẩn, nhiễm trùng nếu không được bảo vệ cẩn thận.

Nguồn nước mặt ở nước ta khá phong phú vì nước mưa nhiều và mạng lưới sông, suối phân bố khắp nơi nó là nguồn cung cấp quan trọng cho đô thị, nhất là các khu công nghiệp lớn.

 3. Nguồn cung cấp nước cấp là Nước mưa

Ở các vùng núi cao thiếu nước, các vùng nông thôn và các hải đảo thiếu nước ngọt thì nước mưa là nguồn nước quan trọng để cấp cho các đơn vị nhỏ hoặc các gia đình. Nước mưa tương đối trong sạch, tuy nhiên nó cũng bị nhiễm bẩn do rơi qua không khí, mái nhà,… nên mang theo bụi bẩn và các chất bẩn khác. Nước mưa thiếu các múi khoáng cần thiết cho sự phát triển cơ thể con người và súc vật. Với lượng nước mưa trung bình khoảng 1500-2000 mm/năm, nguồn nước mưa ở nước ta phong phú.

Liên hệ Công Ty TNHH Công Nghệ Môi Trường Dovitech để được hỗ trợ.

5/5 (1 Review)
Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *