KEO TỤ TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
1.Vì sao phải thực hiện keo tụ trong xử lý nước thải
Các hạt keo lơ lửng trong nước có kích thước khoảng từ 10-8 cm đến 10-7 cm, nếu không có hoá chất keo tụ, các hạt keo này không thể khử ra khỏi nước bằng lắng lọc thông thường. Các hạt keo có trong nước thải có thể là keo kỵ nước hoặc keo háo nước.
+ Keo kỵ nước là loại keo không hút và chứa nước, và dễ dàng mất ổn định khi tiếp xúc với các ion mang điện tích của các chất điện ly hoà tan trong nước.
+ Keo háo nước như protein luôn ngậm nước, làm chậm và giảm tác dụng của các chất keo tụ, thường phải áp dụng cách xử lý đặc biệt mới đạt được hiệu quả keo tụ mong muốn.
Vì vậy áp dụng quá trình keo tụ trong xử lý nước thải để khử các chất lơ lửng, chất phân tán dạng keo trong nước thải.
2. Hoá chất dùng để keo tụ trong xử lý nước thải
Tên hoá chất | Liều lượng thường áp dụng (mg/L) | pH keo tụ | Phạm vi áp dụng |
Vôi | 150 – 500 | 9 – 11 | Làm mất ổn định hệ keo, khử phôtpho trong nước thải có độ kiềm thấp và hàm lượng P dao động nhiều.
Ca(OH)2+Ca(HCO3)2=2CaCO3+ 2H2O MgCO3+Ca(OH)2 = Mg(OH)2+CaCO3
|
Phèn nhôm | 75 – 250 | 4,5 – 7 | Keo tụ nước thải có độ kiềm cao , hàm lượng P ổn định.
Al2(SO4)3+6H2O = 2Al(OH)3+3H2SO4 |
FeCl3, FeCl2, FeSO4.7H2O | 35 – 150
70 – 200 |
4 – 7
4 – 7 |
Nước thải có độ kiềm cao, hàm lượng P thấp và ổn định, có sẵn sắt phế liệu để làm phèn và cho phép hàm lượng sắt cao trong nước thải.
FeCl3+3H2O = Fe(OH)3+3HCl |
Cation polyme | 2 – 5 | Không đổi | Trợ keo tụ đối với nước thiếu cation |
Anition polyme | 0,25 – 1 | Không đổi | Trợ keo tụ đối với nước thải thiếu anion và làm dai, bền bông cặn trước khi đưa vào lọc. |
Cặn tạo độ đục | 3 – 20 | Không đổi | Áp dụng khi hàm lượng keo trong nước thải thấp khó tạo bông cặn. |
- Chất trợ keo tụ: Cho thêm chất trợ keo tụ vào nước sẽ đẩy nhanh quá trình keo tụ trong xử lý nước thải và tạo bông cặn to, nặng để lắng. Axit sylic hoạt tính là polyme chuỗi ngắn có tác dụng bao các hạt cặn hydroxit nhôm để thu hút các hạt keo, với liều lượng cao silic hoạt tính lại ngăn cản quá trình keo tụ vì nó mang điện tích âm, liều lượng axit silic hoạt tính thường giới hạn trong khoảng 5-10mg/L.
- Polyelectrolyte: Là polyme cao phân tử có chứa các nhóm hấp thụ và tạo ra các cầu nối giữa các hạt và các bông cặn. Với liều lượng 1 – 5mg/L có khả năng tạo nên những bông cặn có kích thước lớn từ 0,3 – 1mm gồm các bông cặn nhỏ của nhôm và clorua sắt. Polyelectrolyte không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của pH và có thể dùng độc lập như phèn để keo tụ.
Có 3 loại polyelectrolyte:
- Cation: hấp thụ các keo âm
- Anion: thay thế các nhóm anion trong hạt keo và cho phép hydrogen dính bám giữa hạt keo và polyme.
- Không mang điện tích: Hấp thụ và tạo bông lớn do hydrogen dính bám giữa bề mặt cứng và các cực của polyme
3. Keo tụ nước thải công nghệp
Nếu trong nước thải chứa nhiều loại keo và tạp chất lơ lửng làm ngăn cản quá trình xử lý bằng sinh học, hoặc khó xử lý bằng sinh học thì nên áp dụng quá trình keo tụ tạo bông cặn rồi lắng để giảm bớt hàm lượng của chúng. Nước thải chứa dầu mỡ có dạng nhũ tương có thể kết tủa bằng keo tụ. Nước thải có chứa nhũ tương như nước xà phòng và các anion hoạt tính bề mặt có thể bị phá vỡ và kết tủa khi cho muối CaCl2 vào để keo tụ. Nhiều loại nước thải có chứa nhũ tương, các loại nhũ tương này có thể phá vỡ và kết tủa khi giảm pH của nước thải xuống khoảng axit.
Làm sao để Dovitech có thể hỗ trợ bạn?
- Dovitech có nhiều năm kinh nghiệm trong việc thiết kế và xây dựng các hệ thống xử lý nước thải cho nhiều ngành nghề khác nhau, vì vậy bạn hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn có thắc mắc.
- Liên hệ với chúng tôi tại đây để nhận được sự tư vấn tận tình hoặc yêu cầu báo giá. Dovitech chân thành cám ơn bạn!