I. Nước thải sinh hoạt là gì?

Nước thải sinh hoạt là nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích sinh hoạt của cộng đồng: tắm, giặt giũ, tẩy rửa, vệ sinh cá nhân,… chúng thường thải bỏ từ các căn hộ, cơ quan, trường học, bệnh viện, chợ, công ty, xí nghiệp và các công trình công cộng khác.

Thành phần nước thải gồm 2 loại:

  • Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh;
  • Nước thải nhiễm bẫn do các chất thải sinh họat : cặn bã từ nhà bếp, các chất rửa trôi, kể cả làm
    vệ sinh sàn nhà.

Nước thải sinh họat chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học, ngoài ra còn có các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm.

Chất hữu cơ chứa trong nước thải sinh họat bao gồm các hợp chất như protein (40 – 50%); hydrat cacbon (40 – 50%) gồm tinh bột, đường và xenlulo; và các chất béo (5 -10%).

Nồng độ chất hữu cơ trong nước thải sinh họat dao động trong khoảng 150 – 450%mg/l theo trọng lượng khô. Có khoảng 20 – 40% chất hữu cơ khó phân hủy sinh học. Ở những khu dân cư đông đúc, điều kiện vệ sinh thấp kém, nước thải sinh hoạt không được xử lý thích đáng là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Nước thải sinh hoạt có thành phần với các giá trị điển hình như sau: COD=450 mg/l, BOD5=250 mg/l, SS=220 mg/l, photpho=8 mg/l, nitơ NH3 và nitơ hữu cơ=40 mg/l, pH=6.8, TS= 720mg/l.

II. Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt

III. Thuyết minh quy trình

Quá trình xử lý nước thải sinh hoạt tập trung chủ yếu vào công nghệ xử lý sinh hoạt. Xử lý sinh học là phương pháp dùng vi sinh, chủ yếu là vi khuẩn để phân hủy sinh hóa các chất hữu cơ, biến các hợp chất có khả năng thối rữa thành các chất ổn định với sản phẩm cuối cùng là cacbonic, nước và các chất vô cơ khác.

Nước thải vào bể Điều hòa được bơm vào cụm xử lý sinh học (Thiếu khí, Hiếu khí). Nước thải đi vào có chứa các chất hữu cơ hòa tan và các chất lơ lững đi vào cụm bể. Khi ở trong các bể, các chất hữu cơ đóng vai trò là các hạt nhân để vi sinh vật cư trú, sinh sản và phát triển dần lên thành bông cặn gọi là bùn hoạt tính.

Bùn hoạt tính là các bông cặn có màu nâu sẫm chứa các chất hữu cơ hấp thụ từ nước thải và là nơi cư trú của vô số các vi khuẩn và vi sinh vật sống khác.  Vi khuẩn và vi sinh vật sống dùng chất nền (BOD) và chất dinh dưỡng (N,P) làm thức ăn để chuyển hóa chúng thành các chất trơ không tan và thành các tế bào mới.

Quy trình xử lý nước sinh hoạt bằng bùn hoạt tính lơ lửng trong bể hiếu khí gồm các công đoạn sau:

  1. Khuấy trộn đều nước thải cần xử lý với bùn hoạt tính trong thể tích V của bể phản ứng;

  2. Làm thoáng bằng khí nén hay khuấy trộn bề mặt hỗn hợp nước thải và bùn hoạt tính có trong bể trong một thời gian đủ dài để lấy oxy cho quá trình sinh hóa xảy ra trong bể;

  3. Tuần hoàn nước thải từ cuối bể Aerotank về bể thiếu khí nhằm khử NO3, NO2 trong bể;

  4. Làm trong nước và tách bùn hoạt tính ra khỏi hỗn hợp bằng bể lắng;

  5. Tuần hoàn lại một lượng bùn cần thiết từ đáy bể lắng về bể Aerotank để hòa trộn với nước thải đi vào;

  6. Xả bùn dư và xử lý bùn.

Cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết. Hãy liên hệ Dovitech đễ được hỗ trợ!

5/5 (1 Review)
Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *