BỂ ĐIỀU HÒA (Equalization tank)

1. Khái niệm

Khi lưu lượng và nồng độ chất bẩn thay đổi nhiều theo giờ, Bể điều hòa làm nhiệm vụ điều hòa lưu lượng, nồng độ và nhiệt độ nước thải nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hoạt động của các công trình xử lý nước thải.

Để tránh hiện tượng lắng cặn trong bể điều hòa và để tăng cường khả năng xáo trộn đồng đều khối tích nước, có thể sử dụng biện pháp thổi khí hoặc khuấy trộn cơ khí cho bể.

2. Mục tiêu

  • Khắc phục những vấn đề vận hành do sự dao động của lưu lượng;
  • Nâng cao hiệu suất của các quá trình phía sau;
  • Giảm kích thước và chi phi của những xử lý phía sau.

3. Ứng dụng

  • Khi lưu lượng vào thay đổi theo giờ trong ngày;
  • Khi nồng độ vào thay đổi theo giờ trong ngày.

4. Dạng bể điều hòa

Điều hòa trong dòng: Tất cả dòng chảy vào Bể điều hòa. Ổn định lưu lượng và tải lượng;

Điều hòa ngoài dòng: Lưu lượng lớn hơn lưu lượng giới hạn sẽ chảy vào Bể điều hòa chi phí bơm giảm.

5. Thuận lợi và bất lợi

a) Thuận lợi khi áp dụng điều hòa lưu lượng

  • Xử lý sinh học được nâng cao, giảm nhẹ quá tải, pha loãng các chất gây ức chế sinh học và pH được ổn định;
  • Chất lượng đầu ra và hiệu quả nén bùn của bể lắng đợt 2 được cải thiện do bông cặn đặc chắc hơn;
  • Diện tích bề mặt lọc giảm, hiệu quả lọc được nâng cao, và hơn nữa chu kì rữa lọc đồng đều hơn do tải lượng thuỷ lực thấp hơn;
  • Trong xử lý hoá học, ổn định tải lượng sẽ dễ dàng điều khiển giai đoạn chuẩn bị và châm hoá chất tăng cường độ tin cậy của quá trình.

b) Bất lợi khi áp dụng bể điều hòa lưu lượng

  • Diện tích mặt bằng hoặc chỗ xây dựng cần tương đối lớn;
  • Bể điều hoà ở những nơi gần khu dân cư cần được che kín để hạn chế mùi;
  • Đòi hỏi phải khuấy trộn và bảo dưỡng;
  • Chi phí đầu tư tăng.

6. Vị trí đặt Bể điều hòa

  • Có thể đặt:
    • Sau xử lý bật 1;
    • Trước bể lắng 1.
  • Điều hoà sau xử lý bậc 1 ít gây ra sự tích luỹ ván nổi và cặn lắng;
  • Điều hoà đặt trước bể lắng 1 cần phải có khuấy trộn để ngăn cản sự lắng đọng của cặn và thổi khí để ngăn cản hình thành mùi.

7. Thể tích Bể điều hòa

Xác định bằng phương pháp đồ thị và phương pháp bảng: thể hiện thể tích tích luỹ của lưu lượng dòng vào và lưu lượng bơm (lưu lượng trung bình) theo thời gian.

W = Q x t, m3;

Trong đó:

  • Q – Lưu lượng nước thải, m3/h;
  • t – Thời gian lưu nước, t = 4 ÷ 6h.

Diện tích bể:

S = W/h, m2;

Trong đó:

  • h – Chiều cao công tác của bể (thường >1.5), m;

Trong thực tế, thể tích của bể điều hoà sẽ lớn hơn do:

  • Do sự hoạt động liên tục của thiết bị thổi khí và khuấy trộn, không cho phép bơm hết hoàn toàn bể;
  • Khi cần pha loãng đầu vào có nồng độ đậm đặc, dòng nước sau xử lý được tuần hoàn trở về bể điều hoà -> cần thể tích thêm vào.
  • Cần thể tích dự trữ khi lưu lượng hằng ngày tăng đột ngột ngoài dự kiến.

8. Hình dạng bể điều hòa

  • Đối với Bể điều hòa trên dòng thải (giảm thiểu cả lưu lượng và tải lượng): áp dụng bể phản ứng khuấy trộn-dòng liên tục;
  • Không nên bố trí tỉ lệ dài : rộng quá lớn;
  • Bố trí đầu vào và ra tránh tạo dòng chết (short-circuit) -> bố trí máy khuấy gần dòng vào.

9. Lưu ý khi xáo trộn bể điều hòa

  • Cần xáo trộn và thổi khí cho toàn bộ khối tích để tránh lắng cặn;
  • Bể lắng cát nên đặt trước bể điều hòa để hạn chế cặn nặng lắng xuống đáy -> giảm nhu cầu năng lượng khuấy;
  • Nhu cầu trộn cho Nước thải sinh hoạt có SS khoảng 200 mg/L = 4 – 8 W/m3 ;
  • Thổi khí nhằm tránh nước thải lên men kị khí và gây mùi. Để tạo điều kiện hiếu khí, tốc độ thổi khí 10-15 lít khí/phút.m3.
  • Việc thổi khí có thể thay bằng khuấy trộn nếu phía sau có bể lắng I (HRT khoảng 2 giờ) và bể sinh học.

Liên hệ Công Ty TNHH Công Nghệ Môi Trường Dovitech để được hỗ trợ.

5/5 (1 Review)
Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *